Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiện nay thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng ngày càng trở nên phổ biến và tăng cao. Có rất nhiều hình thức để vận chuyển hàng hóa nhưng hình thức vận tải đường bộ được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn hơn cả. Xuất phát từ thực tế đó nên hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận vận chuyển hàng hóa đường bộ. Khi có nhu cầu sử dụng, chắc chắn người dùng sẽ rất quan tâm đến quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được thực hiện như thế nào?
Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải. Đay là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên đường bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…
Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ đ ộng và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa. Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hóa lớn như vận tải bằng đường thủy, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hóa có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa góp phần phát triển của xã hội và là lựa chọn hàng đầu với nhiều chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh. Bên cạnh đó, đây cũng là nhân tố quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Nó còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động.
Mặc dù có cước phí cao nhất nhưng vận tải đường bộ lại được đánh giá là hình thức chuyển hàng linh động vì có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường
Theo đó, một quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mà nhiều công ty vận tải đều thực hiện bao gồm các bước sau đây:
► Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng.
Hầu hết các công ty nhận vận chuyển hàng hóa hiện nay đều có số điện thoại, email, facebook để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ khi có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, các công ty vận tải đều có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn sẵn sàng để tiếp nhận thông tin, giải đáp những vấn đề thắc mắc của khách hàng.
► Bước 2: Báo giá.
Sau khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, đội ngũ nhân viên của các công ty vận chuyển sẽ dựa vào loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, địa hình vận chuyển, quãng đường,… để tính toán cước vận chuyển (ước lượng) và báo giá cho khách.
► Bước 3: Thực hiện vận chuyển hàng hóa.
Sau khi được báo giá và được khách hàng đồng ý, các công ty vận tải sẽ tiến hành kí hợp đồng vận chuyển, sau đó điều phương tiện vận chuyển cùng đội ngũ nhân công bốc xếp đến nơi để đóng gói, chất hàng hóa lên xe và vận chuyển từ nơi nhận đến nơi gửi nhanh chóng, an toàn, giá rẻ.
► Bước 4: Thu phí dịch vụ.
Khi hàng hóa đã đến nơi giao nhận, các công ty vận tải sẽ tiến hành thu phí dịch vụ.
Với quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ như trên, khách hàng sẽ không phải lo lắng hàng hóa của mình sẽ bị thất lạc, hư hỏng hoặc đến nơi giao nhận trễ hẹn.
– Giấy đăng ký xe ô tô.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại .
– Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường( gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định ), được dán tem kiểm định .
– Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo nghành nghề củ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
– Bên cạnh đó, hợp đồng dịch vụ với khách hàng nên photo một bản mang theo để trừ những trường hợp xấu xảy ra làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển..
– Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe.
– Giấy chứng minh thư hoặc thẻ căn cước người đi gửi hàng hóa